Cơm Tấm Song Ngọc

Cơm Tấm Song Ngọc

Cơm Tấm Song Ngọc

Cơm Tấm Song Ngọc

Cơm Tấm Song Ngọc
Cơm Tấm Song Ngọc
Địa chỉ: 485 Nguyễn Tri Phương, An Bình, Tp Dĩ An, Bình Dương
giờ làm việc: 06:00 - 21:00

Cơm Tấm Song Ngọc

icon phone
Hotline giao hàng
0941 20 22 26
0986 125 003
0969 425 625
Top 5 Món Ăn Truyền Thống Việt Nam Ngon Và Nổi Tiếng Nhất Bạn Nên Thử
Ngày đăng: 31/10/2020 01:09 PM

    1.Phở
    Nguồn gốc của món phở bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ 20, tại Hà Nội và Nam Định. Đây cũng là hai địa điểm có loại phở truyền thống ngon nhất và nổi tiếng nhất: phở Hà Nội và phở bò Nam Định.

    Đặc điểm chung của phở đó là một món ăn làm từ sợi phở, có nước súp, ăn cùng thịt bò hoặc gà cùng các gia vị như hành.

    Sợi phở: là một loại noodle được làm từ gạo, có màu trắng, dẹt, to bản
    Nước dùng: Đây được xem là tinh hoa của món phở, với công đoạn chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ. Đặc trưng của nước dùng là xương ống ninh nhừ, kết hợp cùng nhiều loại gia vị như gừng, củ hành nước; một số nơi kết hợp thêm cả thảo quả, hoa hồi, đinh hương, địa sâm. Theo món phở truyền thống thì nước dùng không thể thiếu đuôi bò.
    Thịt: Phở có hai loại phở chính là phở bò và phở gà, trong đó phở bò là loại phở truyền thống đầu tiên. Với phở bò, có một số phương pháp làm thịt bò phổ biến là bò tái, bò chín, bò tái chín với các loại thịt là nạm, gàu, gân.
    Gia vị: Gia vị đi kèm phở phổ biến là hành, chanh, giấm, tiêu, mắm, ớt...
    Bắt nguồn từ miền Bắc, phở đã trở thành món ăn phổ biến của người Việt thời Đông Dương tới tận bây giờ. Đây là món ăn vô cùng đặc sắc của Việt Nam và hiện nay vẫn phổ biến ở Việt Nam. Chúng ta có thể tìm thấy những cửa hàng phở gia truyền nổi tiếng, chuỗi nhà hàng phở hiện đại hoặc các cửa hàng ăn bún-phở bình dân ở mọi miền đất nước. Chính vì thế, phở được xem là món ăn "quốc hồn quốc túy", đại diện cho ẩm thực Việt Nam và đứng đầu trong top món ăn truyền thống Việt Nam ngon và nổi tiếng nhất.

     

     

    2. Bún
    Bún là một món ăn đặc trưng khác trong ẩm thực Việt Nam, mà nếu sử dụng tên tiếng Anh cũng sẽ gọi là "noodle". Bún ở Việt Nam cũng có cách làm gần giống với phở, đó là làm từ gạo, nhưng sợi bún tròn hơn và nhanh chua hơn. Về nguồn gốc, bún còn ra đời trước phở rất lâu, được xem là ra đời từ thời Lý-Trần. Bún ở Việt Nam có phần giống với hủ tiếu ở Trung Quốc, mì Udon của Nhật, Khanom chin của Thái, nên có thể xem như là những món "noodle" ở Đông Á đều có chung nguồn gốc và ảnh hưởng lẫn nhau, về mỗi quốc gia lại tự biến tấu thành những món riêng của quốc gia mình.

    Món bún ở Việt Nam rất đa dạng. Sợi bún thì có bún rối, bún vắt, bún nắm. Các loại món bún có bún nước, bún trộn, bún chấm. Các món bún phổ biến ở Việt Nam là bún chả, bún bò, bún thang, bún đậu, bún ngan, bún mọc, bún cá, bún thịt nướng... Trong đó, nổi tiếng và ngon nhất là bún chả và bún bò Huế

    Bún chả: Đây là món ăn đặc sản của Hà Nội và miền Bắc Việt Nam, có độ nổi tiếng không thua kém gì phở. Nếu như phở được chọn làm món ăn đại diện cho ẩm thực Việt, thì bún chả lại là món ăn được nhiều tạp chí và chuyên gia ẩm thực đánh giá cao nhất, cho là món ăn ngon nhất Việt Nam. Bún chả là món bún ăn kèm với chả lợn nướng (thường là chả băm hoặc chả thịt miếng), chả được nướng trên vỉ than hồng dậy mùi thơm, ăn kèm với nước chấm và các loại rau sống. Mới đây, cựu tổng thống Mỹ Obama cùng chuyên gia ẩm thực người Mỹ đã đến ăn bún chả ở Hà Nội, càng khiến món bún chả trở nên nổi tiếng hơn nữa.
    Bún bò Huế: Là món ăn đặc trưng của "cố đô" Huế. Bún bò Huế là món bún chan, khác với bún bò ở miền Bắc, thường có nước dùng ngọt hơn, và không chỉ có thịt bò mà còn có chân giò heo, mọc, tiết... Một món bún bò khác cũng nổi tiếng, đó là bún bò Nam Bộ.
    Bún thang là món cầu kỳ, công phu nên thường chỉ có mặt trong những tiệc thịnh soạn của người Hà Nội. Nước dùng bún thang được nấu từ nước luộc gà, xương lợn, khi đun vớt bọt liên tục để nước được trong, rồi thả vào một xâu tôm he khô. Trứng tráng thật mỏng thái sợi, giò lụa trắng mềm cũng thái chỉ.
    Bát bún cá, ngoài hành hoa, rau thì là tươi non, cũng có thể ăn kèm với rau cải xanh, cải cúc hay rau cần điểm xuyết thêm lớp trứng cá mịn màng, vàng ruộm tạo cho bát bún thêm phần hấp dẫn.
    Bún đũa ở Nam Định có nét khác biệt. Sợi bún to cỡ đầu đũa, mềm nhưng săn chắc chứ không nhũn. Bún đũa Nam Định kết hợp với riêu cua có vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, thơm dậy mùi của cua đồng. Món bún đũa riêu cua luôn được ăn kèm với rau, mùa nào rau đấy… tăng thêm hương vị cho bát bún.

     

     

     

    3. Bánh cuốn
    Và cái tên cuối cùng không thể thiếu trong Top 40 món ăn truyền thống Việt Nam ngon và nổi tiếng nhất, đó là bánh cuốn. Đây cũng là một trong những món ăn lâu đời nhất trong các món ăn dân gian Việt Nam.

    Trong sách An Nam chí lược cũng có ghi chú "Vào tết Hàn thực, đem bánh cuốn tặng nhau". Như vậy, bánh cuốn là một món ăn phổ biến chốn cung đình từ thời Trần và nếu như theo vua Trần Nhân Tông thì món ăn này là phong tục cũ từ tận thời An Nam truyền lại.

    Bánh cuốn được làm bằng cách tráng bột gạo mỏng thành vỏ bánh, khi vỏ bánh bắt đầu kết dính lại thì đổ nhân gồm thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô. Sau đó cuộn bánh lại, tạo thành chiếc bánh cuốn thơm ngon, đẹp mắt. Khi tráng xong, bánh cuốn sẽ được bày ra đĩa, rắc hành khô, ăn cùng rau sống, chả lợn và chấm nước mắm. Nước mắm chấm bánh cuốn thường được pha nhạt hơn và pha thêm dưa góp, tỏi, ớt, tiêu...

    Ngày nay, bánh cuốn vẫn là món ăn đặc trưng ở miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, trong đó, món bánh cuốn Thanh Trì là nổi tiếng nhất.

     

     

    4. Cơm tấm
    Cơm tấm thường được ăn với 4 món chính: sườn lợn nướng, bì lợn, chả, trứng ốp la. Trên nền cơm tấm trắng đang bốc khói là màu vàng của miếng sườn nướng, màu trắng đục của những sợi bì dai mềm, miếng chả được đặt vuông vắn bên cạnh hình tròn của trứng ốp la vừa chín tới.

    Món này ăn kèm với cà chua, dưa leo xắt lát mỏng, cà rốt hoặc củ cải trắng ngâm giấm, đồng thời không thể thiếu được chén nước mắm được pha theo bí quyết riêng của từng quán, làm cho món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.

     

    5. Bánh chưng/bánh tét
    Bánh chưng (người miền Nam gọi là bánh tét) là món ăn truyền thống, có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, được xem là từ thời đại Vua Hùng, với truyền thuyết "bánh chưng bánh dày".

    Cách làm bánh chưng biểu trưng cho văn hóa ẩm thực dân gian Việt Nam: Sử dụng nguyên liệu dân dã, chế biến với gia vị, hầm trên lửa và bảo quản để được lâu. Nguyên liệu bánh chưng gồm vỏ bánh là gạo nếp giã nhỏ; nhân gồm thịt lợn, đậu xanh. Bánh chưng được gói thành hình vuông, bên trong lá dong hoặc lá chuối để có màu xanh. Sau khi gói, bánh chưng được luộc cách thủy rất lâu, thông thường phải ngồi trông vừa chín tới để không bị nát, cháy mà cũng không bị sống. Đây là sự tinh tế nhất của món bánh chưng, thường gắn liền với hình ảnh đám trẻ con ngồi trông bánh chưng xuyên đêm, vừa trông vừa đánh bài tam cúc dịp Tết. Sau khi chín, bánh chưng chỉ cần bóc ra là ăn được, có thể ăn luôn hoặc ăn với dưa, hành, củ kiệu.

    Bánh tét ở miền Nam có cách làm tương tự nhưng thay vì hình vuông là hình trụ. Nhiều người cho rằng đây mới là hình dạng nguyên sơ của bánh chưng, và bánh chưng bánh giày thực ra được làm theo tín ngưỡng sinh thực khí.